CÁC TÁC PHẨM CHÍNH

  • TIẾNG LÒNG, in chung, NXB Văn hóa - Thông tin,1997
  • DẶM ĐỜI, in chung, NXB Văn học, 2001
  • CHÂN TRỜI MỚI, in chung, NXB Văn học, 2003
  • BIỂN ĐỜI, in chung, NXB Văn học, 2008
  • TUYỂN TẬP THƠ, in chung, NXB Văn học, 2010
  • MÊNH MANG... XUÂN, Nguyễn Duy Yên, NXB Văn học, 2009
  • MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA, Nguyễn Duy Yên, NXB Hội Nhà Văn, 2010
  • NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN, Đoàn Kim Vân, NXB Văn học, 2008
  • MÙA HOA NHÃN, Đoàn Kim Vân, NXB Văn học, 2010
  • MUÔN NẺO ĐƯỜNG THƠ, Nguyễn Duy Yên, NXB Văn học, 2012
  • TÂM HỒN TÔI, Đoàn Kim Vân, NXB Văn học, 2003

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

MÊNH MANG XUÂN


                                                              Ảnh Internet

                          XUÂN ĐẤT TRỜI,XUÂN LÒNG NGƯỜI
      Đọc Mênh mang... Xuân, thơ của Nguyễn Duy Yên, NXB Văn học, 2009

                                                              Dương Viết Á
                                                     Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân

   Cứ 12 tháng trôi qua. cứ 52 tuần trôi qua,cứ 365 ngày trôi qua...là lại có một mùa xuân về. Theo đúng chu kỳ, xuân về với quy luật vận hành của thời gian vô thủy vô chung và không gian vô cùng vô tận.Theo dòng chu kỳ, xuân hiện hữu với màu hoa, sắc lá từ rừng thẳm non cao cho đến trùng khơi hải đảo.
  Song đấy mới chỉ là xuân đất trời!còn có và hằng có cả xuân lòng người,xuân tâm tư, tình cảm, xuân của cảm nhận, suy tư...Và dường như xuân đất trờicòn mang chung tấm áo, dáng hình...còn xuân của lòng người thì chất chứa vô vàn khác biệt sắc màu. Bởi vì mỗi một con người là một vũ trụ thu nhỏ, từng cá thể người là một thấu kính hội tụ muôn triệu tia sáng cuộc đời.
   Tập Mênh mang...Xuân của Nguyễn Duy Yên gồm101 bài thơ, được tuyển theo chủ đề xuân. Tính từ bài thơ xuân đầu tiên in trong tuyển tập này(Xuân Bính Thân (1956) cho đến bài cuối (Xuân Canh Dần- 2010) vị chi là đã trải 55 mùa xuân. Có thể nhấn mạnh thêm rằng : đấy chỉ là 55 mùa xuân của Nguyễn Duy Yên- của cuộc đời riêng của Nguyễn Duy Yên.
   Có thể ai đó hỏi lại : cuộc đời của tác giả, kể từ khi có thi cảm về mùa xuân. Năm 25 tuổi (1956), nếu tính tuổi mụ là 26, cho đến lúc nay đang bước vào tuổi bát tuần, tại sao lại có được 101 bài thơ xuân? Nghĩa là tác giả Nguyễn Duy Yênđã sống vượt thời gian những 46 mùa xuân? Có lẽ cũng chẳng khó để trả lời.
  Bởi lẽ, như trên tôi đã nói : hằng có hai dòng chảy- lúc thì song song, lúc thì đan xen quấn quýt- xuân đất trời và xuân lòng người . Vậy nên có 101 bài thơ xuân trong khoáng 55 năm cảm hứng với xuân thì cũng chẳng sao! Rõ ràng xuân không chỉ đến với mọi người- và nhất là với từng người - vào giây phút khoảnh khắc giao thừa. Xuân còn đến với những ngày Tết trong không khí quần tụ gia đình, chúc mừng người thân, thăm hỏi họ hàng, bè bạn...Xuân còn đến với cả tháng Giêng ,trẩy hội, với cả những lúc cạn chén, cụng ly,với cả những phút vào Phủ lên Đền,để con người còn phiêu diêu vào thế giới tâm linh,với tiết thanh minh khi con cháu cúng khấn nguyện trước lăng mộ ông bà, tổ tiên...
   Xuân còn kéo dai cho hết tháng Ba, nhưng còn có thể trải dài suốt năm, suốt đời. bởi một lẽ đơn giản : đấy là xuân lòng người. Cũng vì thế, xuân gần như trở thành đồng nghĩa với vui, với hạnh phúc...Bởi thế nên cũng có những giây phút xuân, tháng năm xuân... và cả một đời xuân...
   Tất cả, tất cả xuân không gian,xuân thời gian- có khi là dài lâu, lại có lúc chỉ là khoảnh khắc- đã dội ùa vào gợi thức cảm hứng xuân, cảm nhận xuân của Nguyễn Duy Yên. Để rồi vào năm khởi đầu cho thi hứng xuân,tác giả đã viết những 4 bài về xuân- đấy là mùa xuân năm Bính Thân (1956), khi đang ở độ tuổi "phơi phới dậy tương lai".Và tuổi càng cao Nguyễn Duy Yên càng dạt dào yêu đời,yêu xuân. Tôi e rằng có người nghĩ đó là một dạng tâm thế nuối tiếc thường xuất hiện vào lúc tuổi già của mỗi đời người. Để từ đó suy ra rằng, xuân đất trời ở một đằng, xuân lòng người đi một nẻo. Tôi ngẫm lại, với người bạn vong niên Nguyễn Duy Yên, dường như không phải thế; Xét đến tận đáy sâu của cuộc đời riêng tác giả,xuân đất trời vẫn đồng hanh với xuân lòng người của Nguyễn Duy Yên.
   Trong thơ xuân của anh, có những mùa xuân phơi phới sau ngày miền Bắc được giải phóng, có những mùa xuân mà nỗi niềm riêng tư được nén chặt trong kháng chiến, có những mùa xuân lận đận trong thời bao cấp...và rối có những ngày đất nước vào xuân như xuân Bính Dần (1986),với vận hôi đổi mới. Cảm nhận và cảm hứng xuân của Nguyễn Duy Yên kể từ đó ngày càng vỗ cánh bay cao.
   Cho nên con số 1001 bài thơ xuân mà tôi đã nêu ở trên, đó là lời kỳ vọng và cũng là lời chúc mừng anh Nguyễn Duy Yên.

                                                                           Cuối Đông Kỷ Sửu- Chớm Xuân Canh Dần

 
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét