CÁC TÁC PHẨM CHÍNH

  • TIẾNG LÒNG, in chung, NXB Văn hóa - Thông tin,1997
  • DẶM ĐỜI, in chung, NXB Văn học, 2001
  • CHÂN TRỜI MỚI, in chung, NXB Văn học, 2003
  • BIỂN ĐỜI, in chung, NXB Văn học, 2008
  • TUYỂN TẬP THƠ, in chung, NXB Văn học, 2010
  • MÊNH MANG... XUÂN, Nguyễn Duy Yên, NXB Văn học, 2009
  • MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA, Nguyễn Duy Yên, NXB Hội Nhà Văn, 2010
  • NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN, Đoàn Kim Vân, NXB Văn học, 2008
  • MÙA HOA NHÃN, Đoàn Kim Vân, NXB Văn học, 2010
  • MUÔN NẺO ĐƯỜNG THƠ, Nguyễn Duy Yên, NXB Văn học, 2012
  • TÂM HỒN TÔI, Đoàn Kim Vân, NXB Văn học, 2003

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Gặp mặt thi hữu

                                     Gặp mặt thi hữu nhân ngày lễ thành lập Thăng Long thi xã

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Sầu vương tán lá



                         SẦU VƯƠNG TÁN LÁ

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

HAI CHIỀU THƯỜNG GẶP TRONG NHỮNG THOÁNG CỦA GIẤC MƠ



HAI CHIỀU THƯỜNG GẶP TRONG NHỮNG THOÁNG CỦA GIẤC MƠ
(Đọc Một thoáng hương xưa, thơ của Nguyễn Duy Yên 
Nxb. Hội Nhà văn, 2010)
Nhà thơ Bùi Việt Mỹ
       Theo Nguyễn Duy Yên đến tập thơ thứ 6 ( trong đó có in chung nhưng là 2 tác giả) và đây là tập thứ 7. Hình  dung và kết nối lại, thơ anh đã tạo thành mạch riêng trong tôi. Cái duyên này trước hết nó được tạo lập một cách tự nhiên qua thơ, một là vị thế của nơi có sự tự nhiên qua thơ, hai là vị thế của nơi có sự hiện diện của sách - Văn miếu Quốc Tử Giám - những ngày hội thơ cạnh gần nơi tác giả sống và viết. Một số lượng vài trăm bài của tác giả gợi mở suy tư ở nhiều chiều khác nhau theo chiều dài thời gian và chiều rộng không gian thực tiễn đời sống. Lúc phảng phất ở Tiếng lòng, khi chững lại để chiêm nghiệm ở Dặm đời rồi chìm lắng ở Biển đời và gửi gắm vào Chân trời mới ... Và, hình như mạch cảm hứng và tình cảm của anh không dừng lại - đúng với bản năng, với thơ, Nguyễn Duy Yên tạo dựng một vị thế mới là trở về với cảm xúc độc lập, dồn nén  mà nghiêng hẳn về thơ: không ham nội dung, chú trọng lập tứ và nhuần nhị câu từ. Anh mới in Mênh mang xuân - Nxb. Văn học 2009, rồi đây là Một thoáng hương xưa - Nxb. Hội nhà văn 2010, để về đích ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.
       Một thoáng hương xưa gần như Nguyễn Duy Yên chỉ để trở lại với những giấc mơ của mình. Mơ về một thời, một người; Mơ về cuộc sống lao động, dựng xây và khát vọng của chúng ta - vươn tới cái đẹp gần gũi hiện thực nhất. Thông thường, những cái đích của ước muốn chỉ rất nhỏ nhoi, giống như nhỏ nhoi của một cử chỉ nghĩa tình, của một quả cảm hay một câu thơ. Bởi thế, anh đã nói ở đây: một thoáng hương xưa bừng lóe sáng, thế thôi mà làm: cho hồn chao đảo mộng chiêm bao - cõi lòng của một người đã từng đi ngược về xuôi,  đã từng nếm trải đủ đường.
        Ta đọc được ở nhà thơ hai luồng chủ đề khá rõ nét, hai hướng được mở ra như một kết cấu tất yếu làm thành cở thể hoàn chỉnh: Một là sự hiện diện của nỗi nhớ ( vừa xa vừa gần) qua chiêm bao, hai là sự sống vẫn tiếp tục như dòng chảy qua khoảnh khắc mùa xuân vĩnh hằng.
        Ở chiều thứ nhất, tôi có cảm giác Nguyễn Duy Yên luôn thể hiện sự thiếu hụt một thời của tình yêu. Dẫu đó là sự thiếu của hoàn cảnh, thiếu so với ước muốn, song thể hiện được điều đó là khó. Tuy tác giả đã diễn giải và lặp lại ý đó thường là qua các ảo ảnh của nhiều bài, như: Đợi, Nhớ, Nhớ người xưa, Tình trường, Thân gửi nữ sĩ Băng Tâm và Khúc tương tư ...
Biết chờ, biết đợi ai đây?
Em như cánh nhạn, bóng mây giữa trời.
Hay là:
Xóm nghèo tĩnh mịch đơn sơ quá
Ôm chặt trăng vào giấc ngủ êm.
      Có thể đó là một thời đã qua với biết bao gian khó và âu lo. Tuy, những lúc ấy, tôi lại nhận được ở anh rất nhiều câu thơ về sự vượt khó, ý chí và sự thủy chung, tương thân, tương ái. Rồi "văn tức là người", quá trình ấy đã được bù đắp, anh là một tác giả được coi như bằng lòng với cuộc sống. Đó chính là cuộc sống gia đình hạnh phúc mà trong thơ đã nói lên phần nào:
Ấm êm trong nếp nhà xinh
Gia đình hòa thuận nghĩa tình thủy chung.
       Ở chiều thứ hai, thơ Nguyễn Duy Yên có phần phóng khoáng hơn. Thường thoáng hiện trong giấc mơ của anh là mùa xuân quê hương đất nước. Nói thế song thực chất đó chính là sự vươn dậy của đời sống xã hội và sức sống của bản thân anh. Quy tụ lại, đó chính là khát vọng sống mà nó luôn thường trực trong tâm trí, tạo nên hồn thơ anh. Loạt bài như: Tình đợi, Khoảnh khắc giao thừa, Ngẫu hứng ngày xuân, Yêu xuân và ngay cả ở những bài viết về chiến tranh, hay ôn lại những kỷ niệm xưa và bài có tính tự sự anh cũng thường mượn ý xuân thay ý mình. Đó chính là bản năng nhà thơ, và riêng anh, không có sự yếu mềm, ủy mị đến mức nhàm chán hay thất vọng. Tôi thích những câu anh liên tưởng về xuân như một dấu chấm son, một sự chuyển giao, một khoảnh khắc nhẹ lâng như được gạn đục, gạn gội cho năm tháng đời người.
Bóng đêm dần lắng trong sương
Hiện  lên buổi sớm mùa xuân đã về.
       Ngoài hai trục chính mà tác giả tâm đắc thể hiện trong thơ, phần còn lại là loạt bài có tính ngẫu hứng hay tính cảm nhận trực quan được xếp đặt xen kẽ góp phần làm cho tập thơ phong phú hơn. Ở đây, có ít bài chùng lại ở thời điểm mà theo lẽ tự nhiên của tuổi tác, con người cũng chùng lại để suy ngẫm. Đó là khi anh viết vào lúc chuyển mùa, lúc giao thừa, lúc nhớ người xưa, lúc đêm trăng hoặc lúc gặp người lỡ thì ... Phần này  có nhiều bài suy tưởng sâu sắc mà gợi mở, có nhiều câu đậm ý mà diễn đạt khá hay: Rét ngọt lùa về theo gió bấc/ Trái tim lạnh mà sao thấy sợ/ Ly rượu buồn uống cạn cho say. Rồi cứ thế, để Một thoáng hương xưa bừng lóe sáng, đi sâu vào giấc mơ bây giờ.
        Tôi đã đi hơi dài một chút, tuy cũng không quên nhắc về mặt khác trong thơ anh. Còn có số bài dài, bài diễn giải như thể để dãi bày tâm sự về lòng mình nên thiếu sự cô đọng; mặt khác, ở những bài ấy thường câu chữ chưa được chắt lọc nên sức chuyền tải của thơ cũng chưa đạt được như ý muốn. Âu cũng là lỗi mà chúng ta thường gặp. Rất mong ở tập mới khác tác giả có sự sàng lọc kỹ hơn. Song, ở đây tôi muốn giới thiệu với bạn đọc mạch thơ như một thoáng hiện về trong giấc mơ của Nguyễn Duy Yên.
Hà Nội, tháng 6.2010