CÁC TÁC PHẨM CHÍNH

  • TIẾNG LÒNG, in chung, NXB Văn hóa - Thông tin,1997
  • DẶM ĐỜI, in chung, NXB Văn học, 2001
  • CHÂN TRỜI MỚI, in chung, NXB Văn học, 2003
  • BIỂN ĐỜI, in chung, NXB Văn học, 2008
  • TUYỂN TẬP THƠ, in chung, NXB Văn học, 2010
  • MÊNH MANG... XUÂN, Nguyễn Duy Yên, NXB Văn học, 2009
  • MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA, Nguyễn Duy Yên, NXB Hội Nhà Văn, 2010
  • NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN, Đoàn Kim Vân, NXB Văn học, 2008
  • MÙA HOA NHÃN, Đoàn Kim Vân, NXB Văn học, 2010
  • MUÔN NẺO ĐƯỜNG THƠ, Nguyễn Duy Yên, NXB Văn học, 2012
  • TÂM HỒN TÔI, Đoàn Kim Vân, NXB Văn học, 2003

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Bài nhà báo phỏng vấn (24-9-2015)

Vợ chồng Kỷ lục gia, Nhà thơ Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân - Một đời nặng nợ với thơ ca
(Kyluc.vn) - Hơn 50 năm gắn bó bên nhau, đôi vợ chồng nay đã ngoài 80 tuổi nhưng tình yêu thương vẫn nồng nàn như thời son trẻ và tâm hồn thơ ca vẫn cứ đậm đà, lai láng…như xưa.


Nhà thơ Duy Yên - Kim Vân nhận bằng xác lập kỷ lục Việt Nam

Bạn bè và những người ái mộ Duy Yên – Kim Vân thường dùng hai từ Anh Chị để xưng hô với họ dù người đối diện, đôi khi tuổi đời chỉ mới ngoài ba mươi. Có lẽ do Thơ Người làm thơ hình như… không có Tuổi già.
Trong gần cả ngàn bài thơ của Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân có trên 200 bài đã được phổ thành ca khúc… Tập thơ phổ nhạc Xuân với Tôi gồm 110 ca khúc trữ tình, lãng mạn của các nhạc sĩ nổi tiếng đã đưa đôi vợ chồng nhà thơ trở thành kỷ lục gia Việt Nam trong một ngày đẹp trời cuối thu năm 2015.
Cổng Thông tin kỷ lục Việt Nam đã có cuộc điện đàm với Nhà thơ, kỷ lục gia Duy Yên – Kim Vân xung quanh sức sống bền bỉ của thơ ca và tinh thần lạc quan yêu đời của hai nhà thơ có tuổi đời trên nhiều lần tuổi " xưa nay hiếm ”.


Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện:
- Chào anh chị, xin anh chị cho biết đôi nét về tiểu sử bản thân cũng như quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo thơ ca của mình?
Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Tôi sinh năm 1931, trong một gia đình truyền thống khoa bảng tại làng Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông nội là Đô úy tỉnh Tuyên Quang, Nghị viên Bắc kỳ. Ông ngoại là Danh nhân văn hóa Việt Nam Phan Kế Bính. Cha tôi là một nhà giáo thời Pháp thuộc, sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, ông hoạt động cách mạng và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, tiếp tục dạy học cho tới năm 1960 thì nghỉ hưu. Mẹ tôi là con gái thứ ba của Nhà văn hóa Phan Kế Bính.
Năm 1949, tốt nghiệp Trung học (chương trình Pháp) xong, tôi gia nhập Quân đội, là học viên Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn (khóa 5). Sau khi ra trường, tôi giữ nhiệm vụ Trưởng đài Vô tuyến điện E 102 F 308 . Đến năm 1957 chuyển ngành về Bộ Nông Lâm. Năm 1959 học ở Học viện Thủy lợi (khóa !959-1963). Một năm sau (1964), tôi công tác ở Bộ Thủy lợi, rồi Sở Thủy lợi Hà Nội cho tới ngày về hưu. Trong thời gian ở quân ngũ, tôi được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương, trong đó có: Huân chương chiến thắng Hạng hai, Huân chương chống Mỹ cứu nước Hạng nhất.
Còn vợ tôi Đoàn Kim Vân sinh năm 1936 tại Hưng Yên, cùng quê với tôi. Nhạc phụ tôi cũng là nhà giáo, ông gia nhập Tự vệ địa phương rồi tham gia khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám - 1945. Năm 1946 trong một trận đánh với thực dân Pháp, ông bị thương nặng rồi hy sinh tháng 4-1946. Mẹ Kim Vân là tiểu thương và làm công việc nội trợ trong gia đình. Kim Vân học hết Thành chung năm thứ nhất, đến năm 1950 thì tham gia kháng chiến tại quê nhà. Năm 1959. Kim Vân công tác tại Vụ Bảo tồn, Bảo tàng (thuộc Bộ Văn hóa). Sau đó chuyển qua Trung ương Hội Đông y Việt Nam, làm Phó chủ tịch Công đoàn cho đến khi nghỉ hưu. Cũng gần như tôi, Kim Vân được tặng thưởng Huân trương chống Mỹ cứu nước Hạng II, và nhiều Bằng khen của TW Hôi Đông y Việt Nam.
Chúng tôi đều yêu thích thơ ca, điều đó thể hiện ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường, tôi và Vân đã có những bài văn, bài thơ được bạn bè khen và mến mộ. Trong kháng chiến, tôi và Vân làm được một số bài thơ. Sau ngày hòa bình năm 1975, do bận rộn công tác và chăm nuôi con cái nên việc thơ ca tạm gác lại cho tới năm 1996, khi các con đã khôn lớn, có nhiều thời gian dành cho thơ, lúc đó chúng tôi mới tập hợp biên tập lại các bài thơ làm từ các năm trước và tiếp tục sáng tác cho tới nay.
Vợ chồng chúng tôi đều làm thơ và đã xuất bản lấy tên chung Duy Yên – Kim Vân nhiều tập như: Tiếng lòng Nxb Văn hóa- Thông tin năm 1997; Dặm đời Nxb Văn học năm 2000; Chân trời mới Nxb Văn học năm 2003; Biển đời Nxb Văn học năm 2008; Tuyển tập thơ Nxb Văn học năm 2910; Trăng với thi nhân (biên soạn) Nxb Văn học năm 2010; Nợ bút nghiên (biên soạn): Nxb Văn học năm 2012. Đặc biệt, trong đó Tập Xuân với tôi (tập nhạc phổ thơ Duy Yên - Kim Vân) Nxb Âm nhacViệt Nam năm 2014.
Có nhiều bài ở những tập thơ trên đã được in trên Báo và Tạp chí trong nước. Riêng thơ tôi, Nguyễn Duy Yên có in riêng gồm: Mênh mang xuân, Một thoáng hương xưa, Muôn nẻo đường thơ: Nxb Văn học – 2012. Còn vợ tôi Đoàn Kim Vân cũng có in riêng mấy tập: Ngược dòng thời gian, Mùa hoa nhãn, Lăng kính thơ Nxb Hội Nhà Văn năm 2014.
Hiện nay, vợ chồng chúng tôi đều là Hội viên Hôi Nhà văn Hà Nội.
Những tập thơ đã được phát hành
- Là kỷ lục gia về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, anh chị có thể cho biết những bài thơ của mình được các nhạc sĩ phổ nhạc từ năm nào, gồm tất cả bao nhiêu bài?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Đươc các nhạc sĩ nổi tiếng trong nước dành cho chúng tôi một sự mến mộ, ưu ái cho nên, từ năm 1996 đến nay họ đã phổ nhạc tất cả trên 200 bài thơ. Trong đó, tôi và Kim Vân chọn 110 bài để in thành tập Thơ phổ Nhạc "XUÂN VỚI TÔI” do Nhà xuất bản Âm nhạc Việt Nam phát hành năm 2014. Khi đăng ký kỷ lục: "Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất” chúng tôi có đính kèm Tập thơ phổ nhạc này.
- Trong đó những bài nào anh chị tâm đắc nhất?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Trong số 110 bài phổ nhạc được in trong tập nhạc này có một số bài chúng tôi tâm đắc nhất là:
Chiều mưa biên giới. Một chiêu xa anh: (nhạc sĩ Trần Hoàn), Say trăng. Em ơi biển : (Huy Du), Đêm Hội hoa đăng, Rừng chiều: (Trọng Bằng). Xuân với tôi, Cảm hoài đêm chơi thuyền Hồ Tây: (Hoàng Vân). Hà Nội vào thu, Nhớ một thời tôi yêu: (Nguyễn Đức Toàn). Nắng hạ bồi hồi: (Hồng Đăng).Vãn cảnh Tây Hồ, Hương tóc nhớ duyên xưa: ( Huy Thục), Thu cảm, Huế tơ lòng ơi Huế của tôi: ( Thuận Yến). Lời ru của Biển. Chiều Vĩ Dạ: ( Hồ Bắc), Khoảng cách: (nhạc sĩ Văn Dung), Hương sắc SÂPA: (nhạc sĩ Đoàn Bổng) . Cô gái làng hoa: (Nhạc sĩ La Thăng). Gửi Huế thương yêu: (nhạc sĩ Hoàng Lân).

Băng đĩa nhạc phổ thơ đã được phát hành
- Đã có thu băng đĩa nào chưa, ca sĩ nào thể hiện?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Có một số bài thu vào đĩa VCD và CD như: Đường chiều( Nxb Âm nhạc VN năm 1997). Hai sắc hoa Ti gôn (thơ tình lãng mạn) Nxb Âm nhạc Hà Nội năm 2007.Có một tình yêu: Đài TH Hà nội; Em ơi Biển: VTVI. Trăng và Biển: VTVI; Tình yêu xuyên hai thế kỷ: VOV (THTNVN).
Và có một số đĩa tự xuất bản: Tiếng lòng, Bến xưa , Hương xưa, Đêm Hôi Hoa Đăng v.v…Những giọng ca và giọng diễn ngâm trong các CD, VCD trên do các ca sĩ nổi tiếng thể hiện : Lê Dung, Thanh Hoa , Vi Hoa , Đăng Dương, Việt Hoàn, Đức Long, Minh Quang, Thanh Thanh Hiền, Thúy Mùi, Hồng Hạnh, Hồng Năm, Kim Tiến, Hồng Liên, Thúy Đạt, Xuân Hanh v.v…
- Hiện nay tình hình sức khỏe của anh chị ra sao?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Hiện tại vợ chồng tôi tuổi đã cao (ngoại 80 tuổi) tuy thỉnh thoảng ốm đau nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn, dự định những năm tới sẽ xuất bản vài tập văn thơ trong đó có thơ dịch. Đặc biệt, chúng tôi đang sáng tác Tập 5.000 câu thơ lục bát và đã làm được hơn 4.000 câu. Ngoài ra, các làn điệu dân ca và tập hợp các bài văn, bài báo nói về thân thế, sự nghiệp của Nhà thơ Duy Yên - Kim Vân cũng đang được chúng tôi đúc kết thành tập.


Nhà thơ Duy Yên - Kim Vân trước bàn thờ Ông ngoại: Danh nhân văn hóa Phan Kế Bính
- Là hậu duệ bên ngoại của Danh nhân văn hóa Phan Kế Bính, anh cho biết đôi nét về việc giữ gìn gia thế của mình?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Vợ chồng tôi sinh được 6 người con: 3 trai, 3 gái, tất cả các cháu đều được học hành qua Đại học. Hiện nay các cháu đều trưởng thành, đời sống ổn định, khá giả. Gia đình các cháu đều sinh sống ở Hà Nội. Nói về việc giữ gìn gia thế mình thì vợ chồng tôi và con cháu luôn luôn tâm niệm làm theo lời tổ tiên để lại thể hiện ở đôi câu đối ở nhà thờ gia tộc:
"Tiên tổ phương danh lưu quốc sử
Tử tôn đích học kế gia phong”



- Là chị gái của Nhà thơ – kỷ lục gia Xuân Qùy, chị Kim Vân có làm bài thơ nào về Tình chị em, khi mà hai người ở xa cách hai miền Bắc, Nam?
- Nhà thơ Kim Vân: Tôi có người em gái ruột là nhà thơ Xuân Quỳ (Kỷ lục gia) hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung đời sống gia đình em tôi khá đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần, con cháu đều khôn lớn, thành đạt.Chị em tôi tuy ở cách xa Bắc, Nam nhưng hàng ngày vẫn trao đổi tình cảm, tin tức, thơ văn với nhau qua điện thoại và thư điện tử. Tôi có làm hai bài thơ tặng em gái Xuân Quỳ là Tiễn người em gáiNỗi nhớ. Em gái tôi cũng làm bài thơ Chị cả của tôi gửi tặng tôi trong dịp sinh nhật cách đây vài năm.

Nhà thơ Xuân Quỳ (bên phải) và nhà thơ Kim Vân
- Cảm tưởng của anh chị khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục: "Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Vợ chồng tôi rất hân hạnh và lấy làm vinh dự khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục "Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất” vào tháng 8-2015.


- Hiện tại anh chị còn sáng tác không?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân: Hiện nay vợ chồng tôi vẫn tiếp tục sáng tác thơ với mong muốn quãng đời còn lại, cố gắng góp thêm phần nhỏ bé của mình vào vườn hoa văn học nghệ thuật của nước nhà bằng những vần thơ lời hay, ý đẹp để lại cho thân hữu và con cháu mình mai sau.
- Chân thành cảm ơn anh chị, kính chúc anh chị nhiều sức khỏe, sống tươi vui, hạnh phúc bên con cháu và tiếp tục làm thơ dâng tặng đời.
  
                                                                                             Trương Như Bá - Vietkings

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Bài nhà báo phỏng vấn(24-9-2015)



MỘT ĐỜI NẶNG NỢ VỚI THƠ CA

Mà cũng đúng như vậy, bởi đôi vợ chồng Nhà thơ Nguyễn Duy Yên - Đoàn Kim Vân năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng tâm hồn thơ ca vẫn cứ nồng nàn, đậm đà, lai láng… Bạn bè và những người ái mộ Duy Yên – Kim Vân thường dùng hai từ Anh Chị để xưng hô với họ dù người đối diện, tuổi đời đôi khi chỉ mới ngoài ba mươi… Có lẽ do Thơ Người làm thơ hình như không có Tuổi già
Trong gần cả ngàn bài thơ của Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân có trên 200 bài đã được phổ thành ca khúc… Tập thơ phổ nhạc Xuân với Tôi gồm 110 ca khúc trữ tình, lãng mạn của các nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc đã đưa Đôi vợ chồng nhà thơ trở thành kỷ lục gia Việt Nam trong một ngày đẹp trời tháng 8 năm 2015. Cổng Thông tin kỷ lục Việt Nam đã có cuộc điện đàm với Nhà thơ, kỷ lục gia Duy Yên – Kim Vân xung quanh sức sống bền bỉ của thơ ca và tinh thần lạc quan yêu đời của người, trên nhiều lần tuổi “ xưa nay hiếm ”.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện:

- Chào anh chị, xin anh chị cho biết đôi nét về tiểu sử bản thân cũng như quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo thơ ca của mình?

Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Tôi sinh năm 1931, trong một gia đình truyền thống khoa bảng tại làng Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông nội là Đô úy tỉnh Tuyên Quang, Nghị viên Bắc kỳ. Ông ngoại là Danh nhân văn hóa Việt Nam Phan Kế Bính. Cha tôi là một nhà giáo thời Pháp thuộc, sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, ông hoạt động cách mạng và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, tiếp tục dạy học cho tới năm 1960 thì nghỉ hưu. Mẹ tôi là con gái thứ ba của Nhà văn hóa Phan Kế Bính.
          Năm 1949, tốt nghiệp Trung học (chương trình Pháp) xong, tôi gia nhập Quân đội, là học viên Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn (khóa 5). Sau khi ra trường, tôi giữ nhiệm vụ Trưởng đài Vô tuyến điện E 102 F 308 . Đến năm 1957 chuyển ngành về Bộ Nông Lâm. Năm 1959 học ở Học viện Thủy lợi (khóa !959-1963). Một năm sau (1964), tôi công tác ở Bộ Thủy lợi, rồi Sở Thủy lợi Hà Nội cho tới ngày về hưu. Trong thời gian ở quân ngũ, tôi được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương, trong đó có: Huân chương chiến thắng Hạng hai, Huân chương chống Mỹ cứu nước Hạng nhất.
Còn vợ tôi Đoàn Kim Vân sinh năm 1936 tại Hưng Yên, cùng quê với tôi. Nhạc phụ tôi cũng là nhà giáo, ông gia nhập Tự vệ địa phương rồi tham gia khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám - 1945. Năm 1946 trong một trận đánh với thực dân Pháp, ông bị thương nặng rồi hy sinh tháng 4-1946. Mẹ Kim Vân là tiểu thương và làm công việc nội trợ trong gia đình. Kim Vân học hết Thành chung năm thứ nhất, đến năm 1950 thì  tham gia kháng chiến tại quê nhà. Năm 1959. Kim Vân công tác tại Vụ Bảo tồn, Bảo tàng (thuộc Bộ Văn hóa). Sau đó chuyển qua Trung ương Hội Đông y Việt Nam, làm Phó chủ tịch Công đoàn cho đến khi nghỉ hưu. Cũng gần như tôi, Kim Vân được tặng thưởng Huân trương chống Mỹ cứu nước Hạng II, và nhiều Bằng  khen của TW Hôi Đông y Việt Nam.
          Chúng tôi đều yêu thích thơ ca, điều đó thể hiện ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường, tôi và Vân đã có những bài văn, bài thơ được bạn bè khen và mến mộ. Trong kháng chiến, tôi và Vân làm được một số bài thơ. Sau ngày hòa bình năm 1975, do bận rộn công tác và chăm nuôi con cái nên việc thơ ca tạm gác lại cho tới năm 1996, khi các con đã khôn lớn, có nhiều thời gian dành cho thơ, lúc đó chúng tôi mới tập hợp biên tập lại các bài thơ làm từ các năm trước và tiếp tục sáng tác cho tới nay.
Vợ chồng chúng tôi đều làm thơ và đã xuất bản lấy tên chung Duy Yên – Kim Vân nhiều tập như:  Tiếng lòng Nxb Văn hóa- Thông tin năm 1997; Dặm đời Nxb Văn học năm 2000; Chân trời mới Nxb Văn học năm 2003; Biển đời Nxb Văn học năm 2008; Tuyển tập thơ Nxb Văn học năm 2910; Trăng với thi nhân (biên soạn) Nxb Văn học năm 2010; Nợ bút nghiên (biên soạn)Nxb Văn học năm  2012. Đặc biệt, trong đó Tập Xuân với tôi (tập nhạc phổ thơ Duy Yên - Kim Vân) Nxb Âm nhacViệt Nam năm 2014.
Có nhiều bài ở những tập thơ trên đã được in trên Báo và Tạp chí trong nước. Riêng thơ tôi, Nguyễn Duy Yên có in riêng gồm: Mênh mang xuân, Một thoáng hương xưa, Muôn nẻo đường thơ: Nxb Văn học – 2012. Còn vợ tôi Đoàn Kim Vân cũng có in riêng mấy tập: Ngược dòng thời gian,  Mùa hoa nhãn, Lăng kính thơ  Nxb Hội Nhà Văn năm 2014.
   Hiện nay, vợ chồng chúng tôi đều là Hội viên Hôi Nhà văn Hà Nội.

- Là kỷ lục gia về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, anh chị có thể cho biết những bài thơ của mình được các nhạc sĩ phổ nhạc từ năm nào, gồm tất cả bao nhiêu bài?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Đươc các nhạc sĩ nổi tiếng trong nước dành cho chúng tôi một sự mến mộ, ưu ái cho nên, từ năm 1996 đến nay họ đã phổ nhạc tất cả trên 200 bài thơ. Trong đó, tôi và Kim Vân chọn 110 bài để in thành tập Thơ phổ Nhạc “XUÂN VỚI TÔI” do Nhà xuất bản Âm nhạc Việt Nam phát hành năm 2014. Khi đăng ký kỷ lục: “Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất” chúng tôi có đính kèm Tập thơ phổ nhạc này.

- Trong đó những bài nào anh chị tâm đắc nhất?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Trong số 110 bài phổ nhạc được in trong tập nhạc này có một số bài chúng tôi tâm đắc nhất là:
Chiều mưa biên giới. Một chiêu xa anh: (nhạc sĩ Trần Hoàn), Say trăng. Em ơi biển : (Huy Du), Đêm Hội hoa đăng, Rừng chiều: (Trọng Bằng). Xuân với tôi, Cảm hoài đêm chơi thuyền Hồ Tây: (Hoàng Vân). Hà Nội vào thu, Nhớ một thời tôi yêu: (Nguyễn Đức Toàn). Nắng hạ bồi hồi: (Hồng Đăng).Vãn cảnh Tây Hồ, Hương tóc nhớ duyên xưa:  ( Huy Thục), Thu cảm, Huế tơ lòng ơi Huế của tôi: ( Thuận Yến). Lời ru của Biển. Chiều Vĩ Dạ: ( Hồ Bắc), Khoảng cách: (nhạc sĩ Văn Dung), Hương sắc SÂPA: (nhạc sĩ Đoàn Bổng) . Cô gái làng hoa: (Nhạc sĩ La Thăng). Gửi Huế thương yêu: (nhạc sĩ Hoàng Lân).

- Đã có thu băng đĩa nào chưa, ca sĩ nào thể hiện?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Có một số bài thu vào đĩa VCD và CD như: Đường chiều( Nxb Âm nhạc VN năm 1997). Hai sắc hoa Ti gôn (thơ tình lãng mạn) Nxb Âm nhạc Hà Nội năm 2007.Có một tình yêu: Đài TH Hà nội;  Em ơi Biển: VTVI. Trăng và Biển: VTVI; Tình yêu xuyên hai thế kỷ:  VOV (THTNVN).
Và có một số đĩa tự xuất bản: Tiếng lòng, Bến xưa , Hương xưa, Đêm Hôi Hoa Đăng v.v…Những giọng ca và giọng diễn ngâm trong các CD, VCD trên do các ca sĩ nổi tiếng thể hiện : Lê Dung, Thanh Hoa , Vi Hoa , Đăng Dương, Việt Hoàn, Đức Long, Min Quang, Thanh Thanh Hiền, Thúy Mùi, Hồng Hạnh, Hồng Năm, Kim Tiến, Hồng Liên, Thúy Đạt, Xuân Hanh v.v…

- Hiện nay tình hình sức khỏe của anh chị ra sao?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Hiện tại vợ chồng tôi tuổi đã cao (ngoại  80 tuổi) tuy thỉnh thoảng ốm đau nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn, dự định những năm tới sẽ xuất bản vài tập văn thơ trong đó có thơ dịch. Đặc biệt, chúng tôi đang sáng tác Tập 5.000 câu thơ lục bát và đã làm được hơn 4.000 câu. Ngoài ra, các làn điệu dân ca và tập hợp các bài văn, bài báo nói về thân thế, sự nghiệp của Nhà thơ Duy Yên - Kim Vân cũng đang được chúng tôi đúc kết thành tập.

- Là hậu duệ bên ngoại của Danh nhân văn hóa Phan Kế Bính, anh cho biết đôi nét về việc giữ gìn gia thế của mình?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Vợ chồng tôi sinh được 6 người con: 3 trai, 3 gái, tất cả các cháu đều được học hành qua Đại học. Hiện nay các cháu đều trưởng thành, đời sống ổn định, khá giả. Gia đình các cháu đều sinh sống ở Hà Nội. Nói về việc giữ gìn gia thế mình thì vợ chồng tôi và con cháu luôn luôn tâm niệm làm theo lời tổ tiên để lại thể hiện ở đôi câu đối ở nhà thờ gia tộc:
“Tiên tổ phương danh lưu quốc sử
                     Tử tôn đích học kế gia phong”

- Là chị gái của Nhà thơ – kỷ lục gia Xuân Qùy, chị Kim Vân có làm bài thơ nào về Tình chị em, khi mà hai người ở xa cách hai miền Bắc, Nam?
- Nhà thơ Kim Vân: Tôi có người em gái ruột là nhà thơ Xuân Quỳ (Kỷ lục gia) hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung đời sống gia đình em tôi khá đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần, con cháu đều khôn lớn, thành đạt.Chị em tôi tuy ở cách xa Bắc, Nam nhưng hàng ngày vẫn trao đổi tình cảm, tin tức, thơ văn với nhau qua điện thoại và thơ điện tử. Tôi có làm hai bài thơ tặng em gái Xuân Quỳ là Tiễn người em gái  Nỗi nhớ. Em gái tôi cũng làm bài thơ Chị cả của tôi gửi tặng tôi trong dịp sinh nhật cách đây vài năm.

- Cảm tưởng của anh chị khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục: “Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Vợ chồng tôi rất hân hạnh và lấy làm vinh dự khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất” vào tháng 8-2015.

- Hiện tại anh chị còn sáng tác không?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Hiện nay vợ chồng tôi vẫn tiếp tục sáng tác thơ với mong muốn quãng đời còn lại, cố gắng góp thêm phần nhỏ bé của mình vào vườn hoa văn học nghệ thuật của nước nhà bằng những vần thơ lời hay, ý đẹp để lại cho thân hữu và con cháu mình mai sau.

- Chân thành cảm ơn anh chị, kính chúc anh chị nhiều sức khỏe, sống tươi vui, hạnh phúc bên con cháu và tiếp tục làm thơ dâng tặng đời.

Trương Như Bá - Vietkings
      


     



Nhà báo phỏng vấn(24-9-2015)



MỘT ĐỜI NẶNG NỢ VỚI THƠ CA

Mà cũng đúng như vậy, bởi đôi vợ chồng Nhà thơ Nguyễn Duy Yên - Đoàn Kim Vân năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng tâm hồn thơ ca vẫn cứ nồng nàn, đậm đà, lai láng… Bạn bè và những người ái mộ Duy Yên – Kim Vân thường dùng hai từ Anh Chị để xưng hô với họ dù người đối diện, tuổi đời đôi khi chỉ mới ngoài ba mươi… Có lẽ do Thơ Người làm thơ hình như không có Tuổi già
Trong gần cả ngàn bài thơ của Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân có trên 200 bài đã được phổ thành ca khúc… Tập thơ phổ nhạc Xuân với Tôi gồm 110 ca khúc trữ tình, lãng mạn của các nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc đã đưa Đôi vợ chồng nhà thơ trở thành kỷ lục gia Việt Nam trong một ngày đẹp trời tháng 8 năm 2015. Cổng Thông tin kỷ lục Việt Nam đã có cuộc điện đàm với Nhà thơ, kỷ lục gia Duy Yên – Kim Vân xung quanh sức sống bền bỉ của thơ ca và tinh thần lạc quan yêu đời của người, trên nhiều lần tuổi “ xưa nay hiếm ”.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện:

- Chào anh chị, xin anh chị cho biết đôi nét về tiểu sử bản thân cũng như quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo thơ ca của mình?

Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Tôi sinh năm 1931, trong một gia đình truyền thống khoa bảng tại làng Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông nội là Đô úy tỉnh Tuyên Quang, Nghị viên Bắc kỳ. Ông ngoại là Danh nhân văn hóa Việt Nam Phan Kế Bính. Cha tôi là một nhà giáo thời Pháp thuộc, sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, ông hoạt động cách mạng và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, tiếp tục dạy học cho tới năm 1960 thì nghỉ hưu. Mẹ tôi là con gái thứ ba của Nhà văn hóa Phan Kế Bính.
          Năm 1949, tốt nghiệp Trung học (chương trình Pháp) xong, tôi gia nhập Quân đội, là học viên Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn (khóa 5). Sau khi ra trường, tôi giữ nhiệm vụ Trưởng đài Vô tuyến điện E 102 F 308 . Đến năm 1957 chuyển ngành về Bộ Nông Lâm. Năm 1959 học ở Học viện Thủy lợi (khóa !959-1963). Một năm sau (1964), tôi công tác ở Bộ Thủy lợi, rồi Sở Thủy lợi Hà Nội cho tới ngày về hưu. Trong thời gian ở quân ngũ, tôi được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương, trong đó có: Huân chương chiến thắng Hạng hai, Huân chương chống Mỹ cứu nước Hạng nhất.
Còn vợ tôi Đoàn Kim Vân sinh năm 1936 tại Hưng Yên, cùng quê với tôi. Nhạc phụ tôi cũng là nhà giáo, ông gia nhập Tự vệ địa phương rồi tham gia khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám - 1945. Năm 1946 trong một trận đánh với thực dân Pháp, ông bị thương nặng rồi hy sinh tháng 4-1946. Mẹ Kim Vân là tiểu thương và làm công việc nội trợ trong gia đình. Kim Vân học hết Thành chung năm thứ nhất, đến năm 1950 thì  tham gia kháng chiến tại quê nhà. Năm 1959. Kim Vân công tác tại Vụ Bảo tồn, Bảo tàng (thuộc Bộ Văn hóa). Sau đó chuyển qua Trung ương Hội Đông y Việt Nam, làm Phó chủ tịch Công đoàn cho đến khi nghỉ hưu. Cũng gần như tôi, Kim Vân được tặng thưởng Huân trương chống Mỹ cứu nước Hạng II, và nhiều Bằng  khen của TW Hôi Đông y Việt Nam.
          Chúng tôi đều yêu thích thơ ca, điều đó thể hiện ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường, tôi và Vân đã có những bài văn, bài thơ được bạn bè khen và mến mộ. Trong kháng chiến, tôi và Vân làm được một số bài thơ. Sau ngày hòa bình năm 1975, do bận rộn công tác và chăm nuôi con cái nên việc thơ ca tạm gác lại cho tới năm 1996, khi các con đã khôn lớn, có nhiều thời gian dành cho thơ, lúc đó chúng tôi mới tập hợp biên tập lại các bài thơ làm từ các năm trước và tiếp tục sáng tác cho tới nay.
Vợ chồng chúng tôi đều làm thơ và đã xuất bản lấy tên chung Duy Yên – Kim Vân nhiều tập như:  Tiếng lòng Nxb Văn hóa- Thông tin năm 1997; Dặm đời Nxb Văn học năm 2000; Chân trời mới Nxb Văn học năm 2003; Biển đời Nxb Văn học năm 2008; Tuyển tập thơ Nxb Văn học năm 2910; Trăng với thi nhân (biên soạn) Nxb Văn học năm 2010; Nợ bút nghiên (biên soạn)Nxb Văn học năm  2012. Đặc biệt, trong đó Tập Xuân với tôi (tập nhạc phổ thơ Duy Yên - Kim Vân) Nxb Âm nhacViệt Nam năm 2014.
Có nhiều bài ở những tập thơ trên đã được in trên Báo và Tạp chí trong nước. Riêng thơ tôi, Nguyễn Duy Yên có in riêng gồm: Mênh mang xuân, Một thoáng hương xưa, Muôn nẻo đường thơ: Nxb Văn học – 2012. Còn vợ tôi Đoàn Kim Vân cũng có in riêng mấy tập: Ngược dòng thời gian,  Mùa hoa nhãn, Lăng kính thơ  Nxb Hội Nhà Văn năm 2014.
   Hiện nay, vợ chồng chúng tôi đều là Hội viên Hôi Nhà văn Hà Nội.

- Là kỷ lục gia về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, anh chị có thể cho biết những bài thơ của mình được các nhạc sĩ phổ nhạc từ năm nào, gồm tất cả bao nhiêu bài?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Đươc các nhạc sĩ nổi tiếng trong nước dành cho chúng tôi một sự mến mộ, ưu ái cho nên, từ năm 1996 đến nay họ đã phổ nhạc tất cả trên 200 bài thơ. Trong đó, tôi và Kim Vân chọn 110 bài để in thành tập Thơ phổ Nhạc “XUÂN VỚI TÔI” do Nhà xuất bản Âm nhạc Việt Nam phát hành năm 2014. Khi đăng ký kỷ lục: Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất” chúng tôi có đính kèm Tập thơ phổ nhạc này.

- Trong đó những bài nào anh chị tâm đắc nhất?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Trong số 110 bài phổ nhạc được in trong tập nhạc này có một số bài chúng tôi tâm đắc nhất là:
Chiều mưa biên giới. Một chiêu xa anh: (nhạc sĩ Trần Hoàn), Say trăng. Em ơi biển : (Huy Du), Đêm Hội hoa đăng, Rừng chiều: (Trọng Bằng). Xuân với tôi, Cảm hoài đêm chơi thuyền Hồ Tây: (Hoàng Vân). Hà Nội vào thu, Nhớ một thời tôi yêu: (Nguyễn Đức Toàn). Nắng hạ bồi hồi: (Hồng Đăng).Vãn cảnh Tây Hồ, Hương tóc nhớ duyên xưa:  ( Huy Thục), Thu cảm, Huế tơ lòng ơi Huế của tôi: ( Thuận Yến). Lời ru của Biển. Chiều Vĩ Dạ: ( Hồ Bắc), Khoảng cách: (nhạc sĩ Văn Dung), Hương sắc SÂPA: (nhạc sĩ Đoàn Bổng) . Cô gái làng hoa: (Nhạc sĩ La Thăng). Gửi Huế thương yêu: (nhạc sĩ Hoàng Lân).

- Đã có thu băng đĩa nào chưa, ca sĩ nào thể hiện?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Có một số bài thu vào đĩa VCD và CD như: Đường chiều( Nxb Âm nhạc VN năm 1997). Hai sắc hoa Ti gôn (thơ tình lãng mạn) Nxb Âm nhạc Hà Nội năm 2007.Có một tình yêu: Đài TH Hà nội;  Em ơi Biển: VTVI. Trăng và Biển: VTVI; Tình yêu xuyên hai thế kỷ:  VOV (THTNVN).
Và có một số đĩa tự xuất bản: Tiếng lòng, Bến xưa , Hương xưa, Đêm Hôi Hoa Đăng v.v…Những giọng ca và giọng diễn ngâm trong các CD, VCD trên do các ca sĩ nổi tiếng thể hiện : Lê Dung, Thanh Hoa , Vi Hoa , Đăng Dương, Việt Hoàn, Đức Long, Min Quang, Thanh Thanh Hiền, Thúy Mùi, Hồng Hạnh, Hồng Năm, Kim Tiến, Hồng Liên, Thúy Đạt, Xuân Hanh v.v…

- Hiện nay tình hình sức khỏe của anh chị ra sao?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Hiện tại vợ chồng tôi tuổi đã cao (ngoại  80 tuổi) tuy thỉnh thoảng ốm đau nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn, dự định những năm tới sẽ xuất bản vài tập văn thơ trong đó có thơ dịch. Đặc biệt, chúng tôi đang sáng tác Tập 5.000 câu thơ lục bát và đã làm được hơn 4.000 câu. Ngoài ra, các làn điệu dân ca và tập hợp các bài văn, bài báo nói về thân thế, sự nghiệp của Nhà thơ Duy Yên - Kim Vân cũng đang được chúng tôi đúc kết thành tập.

- Là hậu duệ bên ngoại của Danh nhân văn hóa Phan Kế Bính, anh cho biết đôi nét về việc giữ gìn gia thế của mình?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Vợ chồng tôi sinh được 6 người con: 3 trai, 3 gái, tất cả các cháu đều được học hành qua Đại học. Hiện nay các cháu đều trưởng thành, đời sống ổn định, khá giả. Gia đình các cháu đều sinh sống ở Hà Nội. Nói về việc giữ gìn gia thế mình thì vợ chồng tôi và con cháu luôn luôn tâm niệm làm theo lời tổ tiên để lại thể hiện ở đôi câu đối ở nhà thờ gia tộc:
                    “Tiên tổ phương danh lưu quốc sử
                      Tử tôn đích học kế gia phong”

- Là chị gái của Nhà thơ – kỷ lục gia Xuân Qùy, chị Kim Vân có làm bài thơ nào về Tình chị em, khi mà hai người ở xa cách hai miền Bắc, Nam?
- Nhà thơ Kim Vân: Tôi có người em gái ruột là nhà thơ Xuân Quỳ (Kỷ lục gia) hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung đời sống gia đình em tôi khá đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần, con cháu đều khôn lớn, thành đạt.Chị em tôi tuy ở cách xa Bắc, Nam nhưng hàng ngày vẫn trao đổi tình cảm, tin tức, thơ văn với nhau qua điện thoại và thơ điện tử. Tôi có làm hai bài thơ tặng em gái Xuân Quỳ là Tiễn người em gái  Nỗi nhớ. Em gái tôi cũng làm bài thơ Chị cả của tôi gửi tặng tôi trong dịp sinh nhật cách đây vài năm.

- Cảm tưởng của anh chị khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục: “Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Vợ chồng tôi rất hân hạnh và lấy làm vinh dự khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Đôi vợ chồng nhà thơ cao tuổi có thơ được phổ nhạc nhiều nhất” vào tháng 8-2015.

- Hiện tại anh chị còn sáng tác không?
- Nhà thơ Duy Yên – Kim Vân:  Hiện nay vợ chồng tôi vẫn tiếp tục sáng tác thơ với mong muốn quãng đời còn lại, cố gắng góp thêm phần nhỏ bé của mình vào vườn hoa văn học nghệ thuật của nước nhà bằng những vần thơ lời hay, ý đẹp để lại cho thân hữu và con cháu mình mai sau.

- Chân thành cảm ơn anh chị, kính chúc anh chị nhiều sức khỏe, sống tươi vui, hạnh phúc bên con cháu và tiếp tục làm thơ dâng tặng đời.

Trương Như Bá - Vietkings
      


     

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Thơ dịch


                                                       Ảnh Internet                                                
 PIE GAMARA

CHANSON DE CELLE QUI ATTEND

En quarante deux, ils en est allé
Si je vous le dis , si je le raconte
C’est que la lune danse dans les blés
Mon coeur est en fer, son coeur est en fonte

Il  ne  me écrivit que quelques vieux mots
Je me au viens bien, cris yeux mes larmes
Nous avons bien froid, nous n’avons pas d’armes
Ecoutez ce vent dans tous ces rameaux
Nous nous moissons la saison prochaine
Quand il fera chaud, quand il fera doux
Il n’avait par peur des vents et des loups
Mon coeur est en lin , mon coeur est en laine
On dit qu’il est mort , on dit tant des choses…
Après un hiver revient le printemps
Ecoutez ces cris qui sont dans les vents
Pas les nuits venues et les portes closes
Il me l’ont vole , ils m’ont pris ses mains
Il m’ont pris sa chais, sa bouche et son rire
Mais j’attents ses pas sur tous les chemins.

DỊCH NGHĨA : BÀI CA CHỜ CHỒNG

Năm bốn hai anh ấy ra đi
Nếu tôi nói với bạn, nếu tôi kể lại
Khi trăng nhảy múa trên đồng lúa mì…
Tim tôi như sắt lạnh, tim anh như gang cháy

Anh ấy chỉ viết cho tôi mấy chữ từ lâu rồi
Tôi còn nhớ, tôi khóc đầy nước mắt…
Chúng tôi rất rét, chúng tôi không vũ khí
Hãy nghe gió thổi qua những cành cây
Mùa sau chúng ta sẽ cưới nhau
Khi trời ấm áp, khi trời êm dịu
Chúng ta không sợ gió và chó sói
Lòng tôi ấm như lanh, lòng tôi ấm như len

                           (Trang 01)
                                 (Trang 02)
Người đưa tin anh đã chết, người ta nói nhiều điều
Mùa đông qua, mùa xuân đến
Hãy nghe tiếng rít của những trận gió
Trong những đêm sắp đến và các cửa đều đóng kín
Chúng cướp mất người tôi yêu, chúng chiếm cả đôi bàn tay anh
Chúng chiếm cả đôi mắt anh, tôi không thể nói gì cả
Chúng chiếm cả da thịt, miệng và nụ cười của anh
Nhưng tôi vẫn chờ đợi những bước chân anh ở khắp ngả đường đời.
                                     DỊCH THƠ

                          KHÚC CA CHỜ MONG

Anh đi năm ấy bốn hai
Chuyện không kể lại bạn thời biết chi
Trăng soi nhảy nhót đồng mì
Tim tôi sắt lạnh anh thì gang nung.

Đã lâu anh gửi đôi dòng
Đầy vơi nước mắt nỗi lòng nhớ nhau
Tay không vũ khí có đâu
Thoảng cơn gió lạnh làm đau lá cành

Hẹn mùa sau cưới chúng mình
Dịu êm nắng ấm trời dành đôi ta
Chẳng còn sợ lạnh, sói già
Lòng tôi ủ ấm như là lanh, len

Phao đồn anh chết bao tin
Đông qua Xuân lại con tim rối bời
Lặng nghe gió rít ngoài trời
Cửa cài then chặt để rồi đêm đêm…

Sợ lo chúng cướp của em
Bàn tay đôi mắt thân quen lâu rồi
Chúng nghiền da thịt, nụ cười
Vẫn chờ vẫn đợi đường đời rõi theo.

Dịch thơ :  Nguyễn Duy Yên  (9-2015)