CÁC TÁC PHẨM CHÍNH

  • TIẾNG LÒNG, in chung, NXB Văn hóa - Thông tin,1997
  • DẶM ĐỜI, in chung, NXB Văn học, 2001
  • CHÂN TRỜI MỚI, in chung, NXB Văn học, 2003
  • BIỂN ĐỜI, in chung, NXB Văn học, 2008
  • TUYỂN TẬP THƠ, in chung, NXB Văn học, 2010
  • MÊNH MANG... XUÂN, Nguyễn Duy Yên, NXB Văn học, 2009
  • MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA, Nguyễn Duy Yên, NXB Hội Nhà Văn, 2010
  • NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN, Đoàn Kim Vân, NXB Văn học, 2008
  • MÙA HOA NHÃN, Đoàn Kim Vân, NXB Văn học, 2010
  • MUÔN NẺO ĐƯỜNG THƠ, Nguyễn Duy Yên, NXB Văn học, 2012
  • TÂM HỒN TÔI, Đoàn Kim Vân, NXB Văn học, 2003

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

LỜI BÌNH TẬP THƠ: HÃY CỨ NÓI NHỮNG ĐIỀU CỦA HƯƠNG NHÃN



HÃY CỨ NÓI NHỮNG ĐIỀU CỦA HƯƠNG NHÃN
(Đọc Mùa hoa nhãn, thơ của Đoàn Kim Vân
 Nxb, Hội nhà văn, 2010)
Nhà thơ Bùi Việt Mỹ
       Tôi biết tác giả Đoàn Kim Vân có thời gian tham gia hoạt động xã hội nhiều năm. Bởi thế chị thường có mặt ở nhiều vùng miền trong và ngoài nước. Vốn là người đa cảm, đi đâu, ở đâu chị cũng giành thời gian cho thơ. Phần nhiều bài trong các tập của chị được giành cho đề tài này - tất nhiên trong đó có cả chính cho quê hương mình. Đến nay chi đã có 5 tập in chung (2 tác giả) và 2 tập in riêng: Ngược dòng thời gian - Nxb. Văn học 2008 và đây là Mùa hoa nhãn - Nxb. Hội nhà văn 2010. Trong số các tập ấy, ngược dòng thời gian chiếm vị thế quan trọng trong quá trình thơ chị. Ở đây, các suy nghĩ hầu như diễn biến một cách chín đọng từ tư duy và từ lối thể hiện, làm cho thơ chị chuyển sang bước thang mới, đánh dấu sự chuyển đổi nghệ thuật thơ mình. Mùa hoa nhãn - tập thơ mà chúng ta đang có trên tay được tiếp nối ngay sau bước chuyển đó. Một chùm nhãn lồng Hưng Yên đầy đặn đang tỏa thơm như tấm lòng tác giả qua thơ trên trang giấy, nó cũng đạt đến độ chín.
         Chúng ta sẽ gặp ở đây một lối thể hiện tự nhiên phù hợp với nội dung thơ của Đoàn Kim Vân mà phần chị dành để ghi lại các điểm đến trên các vùng quê hương đất nước. Từ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đến người lao động và quê hương của mình. Tuy nhiên, nhất định khác với những tập thơ trước bằng cách có chọn lọc mà chủ yếu ở sự thể hiện nâng cao.
       Trong bài "Mùa hoa nhãn", Đoàn Kim Vân đã thoát ra khỏi tình trạng mà khi viết về quê mình, nhiều tác giả thường tham gia đủ các chi tiết, chị đã cô đọng hơn ở những câu gợi tả bằng ba hình ảnh: dòng sông vỗ bờ nhãn hoa vàng có hương mật ong, là đủ. Đặc biệt, trong hình ảnh này, ta dễ nhớ được đôi câu:
Chuyến đò ngang mấy cánh buồm ngược gió
Hạ chớm về, hoa nhãn tỏa hương rơi
Đấy là ở quê, còn ở Hà Nội, nơi sinh sống hiện tại thì chị nhìn Hồ Tây như thế nào:
Giăng tơ trong ánh hoa đèn
Sương khuya mờ ảo, con thuyền đung đưa
        Và ở nhiều bài khác, ngoài việc chắt lọc, cô đọng mạch cảm xúc, chị chú ý nhiều đến cách dùng từ rồi để câu thơ tự nó gợi mở xúc cảm, giọng điệu phù hợp với địa danh. Tôi chỉ nêu thêm một vài nơi có đặc điểm riêng mà chúng ta dường như đã có lần đặt chân đến, như ở SaPa:
Khách đứng ngang trời, mơ mà thực
Ngẩng mặt trông lên đá đội đầu.
Ở Huế thì:
Lững lờ thuyền thả êm trôi
Gió vờn khua nước, trăng soi mạn thuyền
...
Đêm tàn lãng đãng sương rơi
Thuyền neo đậu bến, dòng đời cuốn theo...
       Đấy là những câu thơ hay, vượt lên khỏi sự mô tả cụ thể và đơn điệu như chúng ta vẫn bắt gặp, còn riêng với chị, vượt qua nhiều bài ở những năm trước đây.
        Trong thơ của tác giả, hầu như và dĩ nhiên ở tập nào nhà thơ cũng dành một phần nói khá đậm về suy tư với đời sống bằng cách cảm nhận riêng của mình. Đoàn Kim Vân cũng không là ngoại lệ. Gần một nửa số bài trong tập được chị giành cho việc ấy. Mạch tình cảm có chủ ý đã quán xuyến theo chuỗi quan sát, suy ngẫm tạo một trình tự có trước, có sau hợp với tâm trạng mà tác giả cần bộc lộ. Có thể ở đâu đó, khi vắng người thân, khi cần phải vượt khó, trước biển, chị viết:
Mênh mông biển rộng sông dài 
Sầu riêng một gánh, hai vai nặng tình.
      Rồi sau những ngày vất vả, lăn lộn với cuộc sống, lúc tĩnh tâm ở quê nhà, chị viết:
Trải bao mưa nắng, dãi dầu
Dừng chân vườn cũ, mái đầu điểm sương.
      Trong "Mùa hoa nhãn" còn nhiều bài, nhiều ý cô dọng về các mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và vợ chồng - đều là sự gắn kết giữa tình cảm và trách nhiệm - đó chính là bản năng, ước muốn chính đáng của người làm thơ , trước bạn đọc. Có một lần, chị nhắn với em gái của mình:
Em về trong ấy buồn trống vắng
Ngoài này chị nhớ lúc đông sang.
        Thật cảm động. Có khá nhiều câu thơ hay ở các bài như: Thu cảm, Chiều tiễn biệt, Dòng sông nỗi nhớ, Qua thôn Vĩ Dạ nhớ người xưa, Đôi vầng nhật nguyệt, Hà Nội vào thu... mà tôi không trích ra đây. Chỉ xin thêm một ý với tác giả ở chỗ qua thơ chúng tôi hiểu về chị và mong ước cuộc sống của chị, làm đẹp cho mình và cho mọi người như đời và thơ chị là một việc khó. Với những bài thơ trân thành này - dẫu có câu còn chưa thoát ý nhưng khát vọng là chính. Hãy cứ nói những điều của hương nhãn dẫu từ chị cũng đã ý thức được từng bước đi trong thơ rất khiêm nhường của mình:
Bài thơ mới viết nửa chừng
Giấc mơ chiều, mãi xin đừng đi qua.
Hà Nội, Tháng 6-2010

SUY NGẪM VỀ CUỘC ĐỜI



SUY NGẪM VỀ CUỘC ĐỜI
(Cảm nhận thơ của Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân)
Nhà báo Ngọc Phúc
        Trong vòng sáu năm từ 1997 đến 2003 anh chị Nguyễn Duy Yên và Đoàn Kim Vân đã cho ra mắt bạn đọc liên tiếp ba tập thơ: Tiếng lòngDặm đời và Chân trời mới. Ở cái tuổi "xưa nay hiếm" mà sáng tác như thế quả là hiếm. Đó không chỉ  là thơ thù tạc, ngâm vịnh cho vui lúc tuổi già trong cái trào lưu chung hiện nay.Khắp các địa phương, từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng có câu lạc bộ thơ ca, góp phần khơi dậy truyền thống "lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa" của dân tộc, đồng thời giúp cho người cao tuổi "sống vui, sống khỏe, sống có ích".
       Điều kì lạ là thơ của anh chị có duyên với nhiều nhạc sĩ, nghĩa là trong thơ Duy Yên và Kim Vân không chỉ có nội dung tốt mà còn giàu nhạc điệu, cho nên mới lọt vào mắt xanh của các nhạc sĩ, vì thế đã có gần một trăm bài thơ được phổ nhạc,trong đó có nhiều bài do các nhạc sĩ có tên tuổi đã chắp cánh cho thơ bay lên cao, bay xa theo cùng năm tháng. Nhạc sĩ Trần Hoàn với ca khúc Chiều mưa biên giới, Một chiều xa anh, nhạc sĩ Huy Du với ca khúc Say trăng, Em ơi! Biển, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn với ca khúc Hà Nội vào thu, Nhớ một thời yêu, nhạc sĩ Hoàng Vân với ca khúc Cảm hoài đêm chơi thuyền Hồ Tây, nhạc sĩ Trọng Bằng với ca khúc Trống Hội hoa đăng, nhạc sĩ Hồ Bắc với ca khúc Lời ru của Biển, nhạc sĩ Hồng Đăng với ca khúc Nắng hạ bồi hồi v.v...
      Thế mới thấy, sự sáng tạo, dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng không kể đến tuổi tác. Chưa dừng ở đó, tôi lại được anh chị cho xem bản thảo tập thơ Biển đời gồm hơn 100 bài thơ sẽ xuất bản trong năm nay.
      Cầm tập thơ trong tay, tôi thật sự cảm động và khâm phục khả năng sáng tạo của hai nhà thơ cao tuổi. Xin được ghi lại đây vài dòng cảm nhận về tập thơ Biển Đời, cũng là một cách "học chữ của đời mà góp nên trang".
       Thủ đô Hà Nội sắp kỉ niệm mộ ngàn năm Thăng Long, là một đề tài lớn của thơ ca, nhạc, họa. Anh chị Duy Yên và Kim Vân cũng có khá nhiều bài thơ về Hà Nội với những tình cảm sâu đậm. Gần cả cuộc đời, anh chị sống cùng Hà Nội trong cuộc mưu sinh, với biết bao thăng trầm của thời gian. Hà Nội đã thành máu thịt trong mỗi người. Hà Nội trở nên da diết, nhớ nhung trong những chuyến đi xa lâu ngày. Đất và người Hà Nội là niềm tự hào, niềm vui sống của anh chị. Anh chị đến với những danh nam thắng cảnh, mỗi một di tích lịch sử của Hà Nội đều gợi cho những cảm xúc trong từng bài thơ viết về Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Trấn Quốc, Tây Hồ, Hồ Gươm...
      Trong tập thơ Chân Trời Mới, chị Kim Vân có bài thơ hay Bóng rùa Hồ Gươm đã thành lời một bài hát của nhạc sĩ Thuận Yến và nhạc sĩ Huy Thục cũng đã phổ nhạc bài Vãn cảnh Hồ Tây của chị. Trong tập thơ mới này chị lại có bài Bên cầu Thê Húc viết về Hồ Gươm vẫn không sáo mòn:
Cảnh sắc Hồ Gươm sớm mai hồng
Tưng bừng mở hội đón vui chung
Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
Ngàn năm tỏa sáng đất Thăng Long
      Còn anh Duy Yên thì tự hào về một Hà Nội đang dựng xây mỗi ngày thêm to đẹp hơn, đàng hoàng hơn như Bác Hồ hằng mong:
Thành phố ngàn năm mang hương vị ngọt ngào
Mỗi độ thu về xôn xao bao kỉ niệm
Hà Nội dựng xây mỗi ngày thêm to đẹp
Tươi sắc màu khắp nẻo những đường vui
      Anh chị hòa vào niềm vui chung của Thủ đô trước những sự kiện trọng đại của đất nước diễn ra ở Hà Nội: Tổ chức thành công Đại hội thể thao các nước Đông Nam Á, hội nghị cấp cao APEC và nhất là Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh WTO, đều dội vào thơ anh chị tạo nên niềm tự hào trong mỗi câu, mỗi chữ.
      Đậm nét trong tập Biển đời còn là những suy tư về cuộc đời, về triết lý sống mà anh chị rút ra từ những trải nghiệm cuộc sống đời thường. Biển đời là tên một bài thơ dài của anh Duy Yên, và chị Kim Vân thì có bài thơ Đời người cùng những suy nghĩ như anh, nhưng mỗi người cảm nhận một cách khác nhau, có lẽ đó cũng là lí do để anh chị chọn Biển đời làm tên chung cho tập thơ.
      Lịch sử nhân loại được hình thành từ đời sống của con người xa xưa, khi nền văn minh nhân loại còn sơ khai, thì kinh nghiệm là điều quý báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, cứ thế mà phát triển ngày càng cao cho đến bây giờ, khi khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, thì kinh nghiệm đời sống thế hệ gia đình trước truyền lại cho thế hệ sau góp phần làm nên truyền thống tốt đẹp của gia đình cũng như của quốc gia.
      Biển đời là một bản tổng kết kinh nghiệm, những triết lí bằng thơ nhằm nuôi dạy con cái trong gia đình và cũng đóng góp một phần nào đó có ích cho đời, anh Nguyễn Duy Yên đã viết:
Sống có nghĩa chớ vì tiền
Ích chung trên hết, chớ riêng lợi mình
Biết bao người đã hy sinh
Cho nền độc lập, hòa bình dài lâu
      Trong cái biển đời mênh mông, lẽ sống mà tác giả khuyên các con cháu cũng là nét đẹp về đạo lý của con người Việt Nam tự bao đời nay - cái riêng và cái chung hòa vào một, làm nên tổng thể thống nhất gia đình - nhà trường và xã hội trong giáo dục. Đó là cái tâm cao đẹp, sống có nghĩa có tình, sống vì lợi ích chung của cộng đồng. Tôi lại nhớ đến điều mà người xưa đã tổng kết:
Thế gian vạn sự giai bào ảnh
Thiên kiếp duy tư nhất điểm tình
( Nghĩa là: mọi sự trên thế gian chỉ là ảo ảnh, cái còn lại mọi kiếp người là chữ tình).
       Hay như danh nhân văn hóa thế giới - nhà thơ Nguyễn Du - thể hiện trong Truyện Kiều là: " Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".
       Những điều anh chị suy ngẫm về cuộc đời là những điều tốt đẹp cần phát huy. Có lẽ đó cũng là điều mong mỏi của hai người cao niên này, họ mang duyên nợ với thơ ca và bằng thơ ca gửi tới bạn đọc tập thơ Biển đời với tâm tình dâu bể.
Xuân Đinh Hợi

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG


Video: DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Lời: Nguyễn Duy Yên
Biểu diễn: Thùy Linh


Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Nỗi đau sau chiến tranh (Kim Vân)



                                                                      Ảnh Internet

                                 NỖI ĐAU SAU CHIẾN TRANH

                                 Chiến tranh đã lùi xa
                                 Nỗi đau còn đọng lại
                                 Khoác lên mình trẻ thơ
                                 Tấm hình hài ma quái.

                                 Âm ỉ vết thương lòng
                                 Thù nay ai rửa sạch?
                                 Vết nhơ truyền sử sách
                                 Đế quốc lũ tàn hung.

                                Chúng gây bao tội ác
                                Chất độc màu da cam
                                Nỗi kinh hoàng nhân loại
                                Ghê rợn nhất trần gian.

                                Biết bao nhiêu người lính
                                Hy sinh cuộc đời mình
                                Cho màu xanh đất nước
                                Ngã xuống tuổi bình minh.

                               Và những người còn sống
                               Mang độc tố chiến tranh
                               Bên đứa con quái dị
                               Một kiếp đời mỏng manh.

                               Vết thương còn rỉ máu
                               Mối thù đã hằn sâu
                               Hỡi lương tri nước Mỹ
                               Tự hỏi bởi vì đâu?

                               Với tấm lòng nhân ái
                               Chia sẻ nỗi thương đau
                               Những con người bất hạnh
                               Hãy xích lại gần nhau.

                               Một thế giới hòa bình
                               Dưới bầu trời trong xanh
                               Nỗi đau thành quá khứ
                              Ký ức buồn chiến tranh.

                                      Đoàn Kim Vân

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Gửi bạn phương xa - Nguyễn Duy Yên



Ảnh: Internet

Mưa rơi ­ướt cánh hoa đào
Quất vàng chín rộ quyện vào hương xuân
Chuông chùa đây đó vang ngân
Giao thừa đến, lại một năm mới về
Tiếng thơ s­ởi ấm tình quê
Chúc nhau hạnh phúc mọi bề yên vui
Xa nhau chẳng nói hết lời
Gửi tình theo cánh chim trời bóng mây

Xuân Kỷ Mão

Đón xuân - Nguyễn Duy Yên


  
Ảnh: Internet

Đào quất đua chen khắp phố ph­ường
Ngát mùi thơm dịu chị hàng hương
Đã thấy hơi xuân về trong gió
Lay động tâm hồn khách viễn phương

Hối hả dòng đời chạy ngư­ợc xuôi
Gió đông rét buốt đến tê người
Mà vẫn ấm lòng chờ xuân đến
Ngoài trời lất phất hạt mưa rơi.

Nặng lòng da diết nhớ cố hương
Tuổi trẻ thơ ngây chốn học đường
Vỡ lòng dăm chữ rồi từ ấy
Đời kéo trôi theo khắp nẻo đường

Giờ đây con cháu đã đông vui
Tuổi trẻ qua đi nếm đủ mùi
Mặn, nhạt, cay, chua, bao hương vị
Còn lại hương đời với xuân thôi.

12/1997
25 tháng Chạp năm Đinh Sửu

Em đi chợ xuân - Nguyễn Duy Yên


Ảnh: Internet

Em đi chợ Xuân
Lất phất mưa rơi
Đời vui phơi phới
Lứa tuổi đôi m­ươi

Mùa Xuân đã tới
Hoa nở muôn nơi
Đào khoe sắc thắm
Bên quất vàng t­ươi

Em đi chợt Xuân
Biết bao chàng trai
Gặp em một lần
Mà lòng xao xuyến

Cứ mong Xuân đến
Để đi chợ Xuân
Gửi tình theo gió
Trong mùa ái ân

Mùa Xuân lại đến
Anh đi chợ hoa
Chẳng quản đường xa
Mong ngày gặp mặt

Thấy em có đôi
Chẳng gọi nên lời
Chợ hoa năm ấy
Anh buồn khôn nguôi

Chợ hoa năm sau
Trời hơi mưa mau
Trong rừng hoa đẹp
Tìm em ở đâu ?

Chợ hoa Xuân 1995

Em ơi ! Biển - Nguyễn Duy Yên



Ảnh: Internet

Biển rì rào . . .
Sóng vỗ ngày êm
Đất mà không có biển
Như­ tình anh thiếu em

Non nước, cặp tình nhân
Chung thủy và ái ân
Dù phong ba bão tố
Vẫn kiên nhẫn bền gan

Mênh mông nơi biển cả
Đư­a ta vào hoang dã
Giữa đất trời bao la
Chỉ có mình đôi ta

Non nước thật hữu tình
Sương tan gọi bình minh
Mặt trời pha màu biển
Ánh sáng tóa lung linh

Thời gian dù trôi qua
Biển vẫn hát tình ca
Theo dòng đời hối hả
Em ơi! Biển bao la.

Hè 1998

Có một con đường - Nguyễn Duy Yên



Ảnh: Internet


Tất cả mọi nẻo đường
Ta có thể đi qua
Dù là núi cao rừng rậm
Dù là biển cả mênh mông
Dù đi sâu vào lòng đất
Đến các vì sao trên không
Nhà thám hiểm đâu chùn b­ước
Vẫn tìm tòi, vẫn ư­ớc mong.

Riêng có một con đường
Chẳng cách biển ngăn sông
Sao ngại ngùng thấy khó
Đư­ờng tới "Trái tim hồng".

5/1997

Ý xuân - Nguyễn Duy Yên



Ảnh: Internet

Vắng tiếng pháo
         Xuân vẫn về
                   Vui như­ Tết
Tan trong sương
         Một trời hoa
                   Ngát đ­ưa hư­ơng
Đất nước vào xuân đời đẹp lắm
         Ấm no dần,
                   nghèo đói chẳng còn vương.
Bạn bè ta,
         thân tình năm châu, bốn biển
Cùng vui xuân
         trên khắp mọi nẻo đường
Sắp qua đi,
         thế kỷ hai m­ươi dần khép lại
Xuân mai ngày,
         điện khí hóa cả nông thôn
Cầm tay nhau,
         đi lên giữa hai miền xuôi ng­ược
Ấm tình đời trong đùm bọc yêu thương.
         Xuân đẹp lắm
                   Khi trái đất im tiếng súng
Nền văn minh hòa nhập giữa đời th­ường
         Hòa bình ơi,
                   nhân loại cầu mong và khát vọng
Như­ buổi đầu,
         của đôi trai gái yêu đ­ương
Chào đón xuân
         ấm áp tình đời, xuân quê hương.
Xuân Kỷ Mão 1999

Ngẫu hứng ngày xuân - Nguyễn Duy Yên



Ảnh: Internet

Xác pháo chẳng vương hoa đào nữa
Tình xuân tràn ngập cả trần gian
E ấp vườn ai hoa đua nở
B­ướm l­ượn tung tăng hút nhụy vàng
Đọc thơ kim cổ nâng chén r­ượu
Năm cũ qua rồi, năm mới sang
Mừng đón xuân về trong nắng sớm
Đất dậy t­ươi màu, gió lên hương.

Xuân Kỷ Mão 1999


Thư đi - Nguyễn Duy Yên


Ảnh: Internet
Gửi tới ai đây một tâm lòng
Để tình đẹp mãi với non sông
Sư­ởi ấm tâm hồn trong băng giá
Xua tan hiu quạnh tiết trời đông

Bao nhiêu ư­ớc vọng của lòng tôi
Tri kỷ xem ra đư­ợc mấy người ?
Bạn cũ tuổi thơ dần xa vắng
Khoảnh khắc trong mình giấc mơ thôi

Sống chết cũng trong một kiếp người
Xoay vần, tạo hóa cứ trêu ng­ươi
Chớ có bon chen trong trần tục
Giữ chút hương đời, đông thảnh thơi.

Bạn cũ đâu rồi thư­ gửi ai ?
Lặng lẽ trôi đi quãng ngày dài
Cát bụi cuộc đời, mong rũ sạch
Tìm lại trong mình những đúng, sai

Thư­ đi chẳng hẹn có th­ư về
Nỗi lòng xa xứ, kẻ xa quê
Tình không biên giới không địa chỉ
Gửi chút yêu thương tới bạn bè

Thư­ gửi cho ai, chỉ một người
Đã cùng gắn bó suốt đời tôi
Muôn thuở, em là ngôi sao sáng
Địa chỉ anh tìm đấy em ơi !

Thiên thần bỏ ngỏ, ngõ không gian
Thư­ rộng đường bay giữa gió ngàn
Mở cửa tâm hồn th­ư vỗ cánh
Đôi bờ nối nhịp chuyến đò ngang

Còn gì đâu nữa để mà mong
Từ buổi trời se nên vợ chồng
Thư­ đến, thư­ đi đều không cả
Gói trọn yêu thương tận đáy lòng.

4/1958

Chiều buồn - Nguyễn Duy Yên



Ảnh: Internet


Trời chiều nay một vùng, màu tro xám
Mấy giọt mưa phủ ư­ớt mặt đường trơn
Mái nhà rêu cũng trĩu nặng u buồn
Cầm ngọn bút, việt theo dòng nước mắt
Sao buồn thế khi hoàng hôn dần tắt
Ai thấu lòng người hiu quạnh cô đơn
Muộn vui lên cho khuây khỏa nỗi buồn
Nào có đ­ược, tiếng lòng tơ vương mãi
Ai có thể s­ởi tâm hồn trống trải.
Giữa chiều nay đang lạnh ngắt ngừng hơi.
Bỗng ngọn điện chiếu lên màu vàng nhạt
Tiếng chim kêu ríu rít gọi chiều về
Ôi nhớ sao tổ ấm chôn thôn quê
Khói bếp quyện phủ mái tranh sinh trưởng
Dáng bà mẹ, các em ôi sung sướng
Người vợ hiền bấm bụng cố quên đi
Quên người yêu và quên cảnh biệt ly
Thôi đừng nhắc, để lòng thêm bối rối
Yêu thầm kín, trông mong và chở đợi
Cùng tháng, ngày chịu đựng với thời gian.

1958

Tình trường - Nguyễn Duy Yên



Ảnh: Internet

Duyên ch­ưa thắm, đã phai rồi
Hoa ch­ưa kịp nở, giận người hái hoa
Nghiêng nghiêng nắng đổ chiều tà
Lòng riêng, riêng biệt mặn mà với ai.
Non cao còn có sông dài
Trăng tà còn có sao mai cuối trời
Thu buồn quạnh quẽ đơn côi
Đêm tr­ường tĩnh lặng gợi khơi nỗi buồn
Vui gì một kiếp cô đơn
Buồn theo hoa rụng, mảnh hồn buông rơi
Tình riêng biệt ngỏ cùng ai
Dù là giáp mặt mà xa xôi lòng
Khổ gì bằng nỗi nhớ mong
Thuyền rời xa bên theo dòng nước xuôi
Cũng đành cam phận lẻ loi
Thôi đừng nuôi tiếc một thời xa x­a.

10/1995

Lỗi hẹn - Nguyễn Duy Yên


Ảnh: Internet 

Chiến tranh đã qua
      Nỗi đau còn đó

Nhớ ngày nào, một đêm trăng sáng
Ngồi bên em thoang thoảng hương nhài
Hẹn hò toan tính một hai
Chung xây tổ ấm lâu dài cùng anh
Trăng khuya soi bóng chúng mình
Hình nh­ư mách bảo thuận tình lứa đôi
Nh­ưng rồi khói lửa ngập trời
Người đi chinh chiến xa vời cố hương
Người đi ăn gió nằm sương
Để ai buồn tủi, trầu vương tháng, ngày
Năm chờ, tháng đợi, mây bay
Cô đơn chiếc bóng ai hay nỗi lòng
Xa xôi ai biết cho không ?
Đôi nơi như­ng vẫn soi cùng ánh trăng
Mỏi mòn con mắt đăm đăm
Người đi, đi mãi mà không hẹn về
Thời gian nh­ư xóa lời thề
Trăng suông một mảnh, tình quê, nỗi buồn.

12-1954

Tình biển - Nguyễn Duy Yên



Ảnh: Internet

Sông ơi sao khéo, hững hờ
Để cho bến đợi, bên chờ tháng, năm
Nước trôi về biển xa xăm
Còn riêng tình bến âm thầm thở than
Ngày ngày dăm chuyên đò ngang
Mua vui cùng khách qua đường rồi quên
Sớm, chiều tiếp lại qua đêm
Dòng sông êm ả, con thuyền ngư­ợc xuôi
Tiễn người chinh chiến xa xôi
Sông sầu, khách vắng dậy khơi nỗi buồn
Quán nghèo, bến lạnh cô đơn
Tình sông, bến nước, ngọn nguồn ai hay ?

 8/1969